Sự nghiệp Phan_Thuận_An

Ông là một am tường về Huế người thông thạo nhiều ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp và cả Hán Nôm nên trong các công trình nghiên cứu của mình ông sử dụng rất nhiều tư liệu gốc của nước ngoài viết về Huế[1]. Tính tới nay ông đã có vài trăm công trình nghiên cứu về Huế được xuất bản, nhiều công trình nổi tiếng về Cố đô Huế, Kinh thành Huế, Quần thể di tích Cố đô Huế... đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được nhiều thư viện khắp nơi trên thế giới lưu trữ gồm cả Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ[1]. Một trong các công trình quan trọng của ông là bộ sưu tập các hình ảnh xưa về Huế, đây là cơ sở quan trọng mà về sau những người phục dựng tôn tạo quần thể di tích cố đô Huế sử dụng trong công việc của mình[1]. Ông đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo hồ sơ về quần thể di tích Huế để nộp cho UNESCO trong các năm 19921993[1]; và các tư liệu của ông đã góp một phần rất lớn trong việc UNESCO công nhận quần thể di tích này là di sản văn hóa thế giới.[2]